Tia hồng ngoại là gì? Lợi ích và tác hại của tia hồng ngoại
Tia hồng ngoại được phát hiện từ khá lâu và là loại tia phổ biến trong vật lý quang học. Vậy bạn đã biết gì về tia hồng ngoại? Nó có đặc điểm ra sao và có lợi ích hay tác hại như thế nào? Hãy cùng SBC tìm hiểu về tia hồng ngoại trong bài viết này nhé!
Tia hồng ngoại là gì?
Tia hồng ngoại (Tia IR) là một loại năng lượng bức xạ không thể nhìn thấy bằng mắt người nhưng có thể cảm thấy được bởi nhiệt độ cao. Tất cả các vật thể trong vũ trụ đều phát ra một số mức độ bức xạ hồng ngoại, nhưng hai trong số các nguồn rõ ràng nhất là mặt trời và lửa.
Tia hồng ngoại sẽ có bước sóng vào khoảng 700nm đến 1mm và được chia làm 3 loại theo chiều dài bước sóng, bao gồm: tia hồng ngoại gần, tia hồng ngoại trung và tia hồng ngoại xa. Tia hồng ngoại xa có bước sóng dài nhất và có năng lượng bức xạ thấp nhất.
Bước sóng của tia hồng ngoại
=>> Xem thêm: Tia UV là gì? Những tác hại của tia UV tới sức khỏe con người
Đặc điểm của tia hồng ngoại
- Có tác dụng nhiệt
- Có thể gây ra hiện tượng quang điện trong ở chất bán dẫn
- Có thể tác dụng lên một số kính ảnh đặc biệt.
- Có thể biến điệu như sóng điện từ cao tần.
- Tia hồng ngoại tuân theo các định luật: truyền thẳng, phản xạ, và cũng gây được hiện tượng nhiễu xạ, giao thoa như ánh sáng thông thường.
Lợi ích của tia hồng ngoại
1. Dùng trong các thiết bị điện gia đình
- Ứng dụng phổ thông nhất của tia hồng ngoại đó là trong những đồ vật mà chúng ta sử dụng hằng ngày:
- Sử dụng trong các bộ điều khiển từ xa như điều khiển tivi, điều hòa, điều khiển đèn, dàn âm thanh,...
- Dùng làm bếp điện, lò nướng vi sóng sử dụng bức xạ hồng ngoại để dẫn nhiệt.
- Đèn cảm ứng: nhận tín hiệu hồng ngoài từ thân nhiệt của con người để hoạt động bật/ tắt đèn.
- Ứng dụng của tia hồng ngoại trong hệ thống lọc nước, sưởi ấm, sấy khô
2. Thiết bị nhìn đêm
Tia hồng ngoại còn được ứng dụng vào thiết bị nhìn đêm như camera hồng ngoại, đống nhòm, đèn pha,... giúp chúng ta quan sát được trong môi trường có cường độ ánh sáng yếu, được dùng rộng rãi trong quân sự cũng như đời sống hằng ngày.
Tia hồng ngoại được ứng dụng trong các thiết bị nhìn đêm
3. Cảm biến hồng ngoại
Bạn dễ dàng thấy tại các cửa sân bay, trung tâm thương mại, nhà hàng luôn có cửa kính đóng mở tự động từ xa. Đây chính là ứng dụng của cảm biến hồng ngoại. Loại cảm biến này giúp phát hiện sự hiện diện của con người, từ đó kích hoạt hệ thống đóng/mở cửa.
4. Sử dụng trong y học
Không giống như tia UV – có tác hại đến các mô và tế bào của cơ thể – ánh sáng tia hồng ngoại giúp các tế bào tự tái tạo hoặc tự sửa chữa. Chúng còn hỗ trợ cải thiện lưu thông máu, thúc đẩy quá trình chữa lành các mô sâu và giảm đau nhanh hơn. Chính vì thế, tia hồng ngoại được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực y học.
Ánh sáng tia hồng ngoại là một trong những liệu pháp cải tiến để điều trị các căn bệnh đau cấp tính hoặc mãn tính khác nhau. Liệu pháp sử dụng các bước sóng ánh sáng nhất định được đưa đến các vị trí bị thương trên cơ thể. Ánh sáng của hồng ngoại sẽ xuyên qua vào bên dưới các lớp da, kích thích tái tạo và sửa chữa các mô bị thương, giảm đau và viêm. Hơn nữa, liệu pháp hồng ngoại rất an toàn và hiệu quả, không có tác dụng phụ. Trên thực tế, ánh sáng hồng ngoại an toàn và được sử dụng ngay cả cho trẻ sơ sinh trong chăm sóc đặc biệt.
Tia hồng ngoại sử dụng trong lĩnh vực y tế, thẩm mỹ
Tác hại của tia hồng ngoại
1. Có hại cho da
Liều lượng lớn sóng hồng ngoại có thể làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, điển hình chính là làm tổn thương da và các mô. Những tia laser mang bức xạ điện từ có thể đủ mạnh để đốt một lỗ xuyên qua kim loại, do đó chắc chắn có thể làm hỏng da thịt. Các tia laser cực mạnh thậm chí đang được quân đội phát triển để sử dụng làm vũ khí.
Ngoài ra, trong tia sáng mặt trời đều có các tia hồng ngoại, tử ngoại việc này tác động không nhỏ đến đời sống của con người chúng ta, đặc biệt là khi bạn đi dưới thời tiết nắng nóng mà không có biện pháp chống nắng hợp lý. Thậm chí khi ngồi trong nhà, ánh nắng chiếu vào qua lớp kính cũng làm ảnh hưởng đến làn da của bạn.
Tiếp xúc nhiều với tia hồng ngoại có thể gây tổn thương làn da
=>> Xem thêm: Phim cách nhiệt - giải pháp chống nóng cho căn nhà
2. Gây tổn thương mắt
Việc tiếp xúc với tia hồng ngoại trong thời gian dài có thể bị tổn thương mắt. Bởi mắt người rất nhạy cảm với các bức xạ trong phổ điện từ, đặc biệt nếu bức xạ đó ở mức cường độ cao. Tiếp xúc nhiều với tia hồng ngoại có thể làm hỏng thủy tinh thể và giác mạc của mắt. Đó là lý do tại sao nhìn nếu chúng ta chằm chằm vào mặt trời lại có hại như vậy. Và những người làm việc gần bức xạ cường độ cao phải đeo kính bảo hộ để bảo vệ mắt của mình.
3. Gây hiệu ứng nhà kính
Tia hồng ngoại cũng góp phần gây nên hiệu ứng nhà kính. Vấn đề hiệu ứng nhà kính trên thế giới ngày càng trở nên nguy hiểm hơn, bởi trái đất đang ngày một nóng lên.
Bề mặt trái đất hấp thụ bức xạ từ tia mặt trời và phát lại nó dưới dạng bức xạ hồng ngoại. Trong không khí trên bề mặt trái đất có nồng độ hơi nước cao, những bức xạ hồng ngoại sẽ bị giữ lại gần mặt đất. Chính vì điều này khiến nhiệt độ tăng cao và sự thay đổi của các kiểu thời tiết có thể gây hại cho người và những sinh vật sống trên mặt đất.
Trên đây là các thông tin về tia hồng ngoại và các đặc điểm, lợi ích cũng như tác hại của tia hồng ngoại đối với cuộc sống con người. Hy vọng SBC đã mang đến những kiến thức bổ ích cho bạn.